Tập đoàn Y tế Kishokai Tập đoàn Y tế Kishokai

Các hoạt động ở nước ngoài

Các dự án nước ngoài của Kishokai

Việt Nam với tư cách là một đầu cầu, Kishokai dự định mở rộng dịch vụ y tế chăm sóc chu sinh kiểu Nhật sang các quốc gia ASEAN, Mông Cổ, và sang cả Châu Phi.

Để biết thông tin chi tiết về các hoạt động này, vui lòng bấm vào các nút bên dưới.

Mông Cổ

Mông Cổ Ngày 7 tháng 10 năm 2020

Báo cáo hoạt động đợt 6 chương trình đối tác phát triển JICA

Ban đầu, chương trình dự án dự kiến kết thúc vào tháng 6, nhưng do ảnh hưởng của virus corona chủng mới khiến chúng tôi không thể đi công tác nước ngoài được, vì vậy dự án đã được kéo dài thời gian thêm nửa năm, chúng tôi đang tiếp tục theo dõi diễn biến của Corona và đã chuẩn bị sang công tác vào cuối tháng 10 để thực hiện nốt đợt hoạt động cuối cùng và tổ chức lễ tổng kết.
Tuy nhiên, dấu hiệu dịch Corona sẽ giảm có vẻ khá xa vời, và Mông Cổ đã ban hành thông tư cấm nước ngoài nhập cảnh đến tháng 4 năm sau.
Vì vậy, chúng tôi đã chuyển sang sử dụng ứng dụng Zoom để thực hiện các bài giảng từ xa và tổ chức lễ bế giảng, cùng nhau nhìn lại các bài giảng trong hai năm qua và ghi nhận ý kiến đóng góp của 20 học viên về triển vọng phát triển trong tương lai của nữ hộ sinh ở Mông Cổ.
Tại lễ tổng kết, khi phát video ghi lại những thước phim của hơn hai năm qua, chúng tôi đã không khỏi bồi hồi nhớ lại những quãng thời gian mà mọi người đã rất vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui, chúng tôi đã xúc động trào nước mắt lúc nào không hay.
Hiện nay, ở Mông Cổ, việc tổ chức các lớp học tập trung đông các bà mẹ đã bị hủy bỏ, nhưng mọi người đã chia nhỏ sử dụng nội dung của 5 tài liệu tư vấn sức khỏe (20 phút) và tài liệu bài giảng (90 phút) cho phụ nữ mang thai đầu kỳ và cuối kỳ. Có vẻ như họ đã tiến hành tư vấn hướng dẫn riêng cho từng cá nhân.
Trong hoàn cảnh công việc hàng ngày bận rộn, mọi người đã soạn tài liệu để chuẩn bị cho việc tập huấn, không ngừng cải tiến, sáng tạo để các đợt tập huấn trở nên hiệu quả hơn. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giám đốc điều dưỡng Umezaki và Phó giám đốc điều dưỡng Sumida cũng như tất cả những người đã hết lòng hợp tác với chúng tôi.
Trong tương lai, Bệnh viện Phụ sản Quốc lập 1 đã soạn thảo chương trình tư vấn sức khỏe thai kỳ trong kế hoạch năm và đã lên phương án thực thi.
Trong tương lai, tự đáy lòng chúng tôi hi vọng rằng các nữ hộ sinh địa phương sẽ tiếp tục vận hành chương trình này, góp phần nhỏ bé nào đó trong việc nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em ở Mông Cổ.

Phản hồi về nội dung của lớp học chuẩn bị sinh con
Thông điệp của chủ tịch tập đoàn gửi tới các học viên.
Tổng kết hoạt động tập huấn 2 năm
Ảnh tập thể trong lễ bế mạc
Mông Cổ Ngày 4 tháng 12 năm 2019

Báo cáo hoạt động đợt 5 chương trình đối tác phát triển JICA

Với sự giúp sức của bác sĩ Ochir, người phụ trách tại nước bản địa, Bà Umezaki - Giám đốc Ban điều dưỡng và Bà Sumita - Phó Giám đốc Ban điều dưỡng, chúng tôi đã và đang tập huấn hàng ngày nhằm đạt tới mục đích "tăng cường năng lực (kiến thức và kỹ năng) cho nữ hộ sinh địa phương, làm sao để họ có thể tiến hành quản lý sức khỏe cho thai phụ một cách độc lập".
Với dân số khoảng 3 triệu người vào năm 2016, đã tăng lên 3,2 triệu người vào năm 2018 và các bác sĩ và một số ít nữ hộ sinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương I đã hỗ trợ cho hơn 17.000 ca sinh mỗi năm.
Ở thời điểm trước khi bắt đầu đợt đào tạo, các học viên đã nói rằng: "chúng tôi không có thời gian chăm sóc sản phụ nhiều vì quá nhiều ca sanh phải giải quyết", "việc khám thai định kỳ đang được tiến hành tại các trung tâm y tế gia đình, và họ chỉ đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương I để sinh con, do vậy sẽ không có thời gian cho việc tư vấn sức khỏe thai kỳ"
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa phương án tư vấn sức khỏe thai kỳ vào thực thi tại bệnh viện.
Tuy nhiên, Điều dưỡng trưởng của Bệnh viện Phụ sản Trung ương I nói rằng, nhờ có đợt tập huấn lần này mà chương trình đào tạo tư vấn cho thai phụ tại địa phương đã được đưa vào thực hiện 2 lần mỗi tháng.
Đây là kết quả của việc các học viên đã vận động thuyết phục bệnh viện "tư vấn sức khỏe thai kỳ là quan trọng ra sao đối với thai phụ", và bệnh viện đã cho tiến hành triển khai.
Đây là một tin rất đáng phấn khởi bởi trong điều kiện bị hạn chế về mặt thời gian, các nữ hộ sinh địa phương đã lên kế hoạch và thực hiện tư vấn sức khỏe thai kỳ một cách chủ động, trong vai trò của nữ hộ sinh, họ đã suy nghĩ về những điều họ muốn làm cho sản phụ và muốn thai phụ Mông Cổ thay đổi ra sao.
Tháng 4 sang năm chúng tôi sắp sửa sẽ thực hiện nốt đợt tập huấn cuối cùng. Chúng tôi muốn làm triệt để cơ chế vận hành để các nội dung đã được dày công đưa vào từ trước đến nay sẽ được mọi người tiếp tục sử dụng ở Mông Cổ.

BS Ochir (ở giữa) đang thực hiện bài giảng về cách đọc CTG
Không khí buổi tập huấn
Mông Cổ Ngày 2 tháng 10 năm 2019

Báo cáo hoạt động đợt 4 chương trình đối tác phát triển JICA

Đợt tập huấn lần thứ tư đã được thực thi trong 4 ngày từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 9. Đã gần 1 năm kể từ khi bắt đầu dự án, chúng tôi đã chia học viên thành 5 nhóm, cho họ soạn thảo phương án tư vấn sức khỏe trong khoảng 8 tháng và tiếp tục thực hiện tiết học mẫu giữa các học viên với nhau. Tiếp đó, khi tổ chức lớp tư vấn sức khỏe, lần này các đại diện của các nhóm đã thực hiện các tiết học mẫu dành cho thai phụ thuộc đối tượng của chương trình.
Đã có những tình huống bị đánh giá bởi các học viên và bởi người hướng dẫn quá nghiêm khắc đến rơi nước mắt về phương pháp tư vấn và cách truyền đạt, nhưng trong những lúc giải lao, chúng tôi cũng đã chứng kiến cảnh thành viên của nhóm khác cùng suy nghĩ và đưa ra lời khuyên về việc nên diễn đạt như thế nào cho tốt hơn nữa.
Ấn tượng đọng lại trong chúng tôi là 20 học viên của khóa học đã hợp lại thành một nhóm đoàn kết, có thể ý thức rõ ràng hơn về vấn đề nâng cao kiến thức và kỹ thuật tư vấn của chính bản thân sẽ dẫn đến sự cải tiến chất lượng trong chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ và em bé của Mông Cổ, họ thể hiện thái độ nỗ lực hăng hái ngày càng cao.

Vào ngày tiếp theo, cuối cùng thì lớp dạy kĩ năng làm mẹ cho 10 thai phụ thuộc đối tượng của chương trình với chủ đề về chăm sóc răng miệng trong thai kỳ và vấn đề béo phì khi mang thai cũng đã được tổ chức. Người phụ trách lớp học đã giải quyết hết mọi vấn đề tồn đọng trong tiết học mẫu ngày hôm trước một cách hoàn hảo và đã có thể tự tin thực hiện bài trình với thai phụ.
Đã có nhiều câu hỏi đan xen về phương pháp tính chỉ số BMI hay về vấn đề ăn uống, nhiều thai phụ đã phát biểu cảm tưởng rằng giá như những hoạt động này đã được thực thi sớm hơn thì tốt biết mấy, chúng tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm từ thai phụ.

Toàn bộ có 6 đợt tập huấn, và đã sắp đến lúc đại tổng kết chương trình. Trong các đợt tới chúng tôi sẽ tích cực tiếp tục các hoạt động hỗ trợ hướng tới mục tiêu cuối cùng là giúp cho các nữ hộ sinh bản địa sau này có thể tự lập, từ việc soạn nội dung buổi học cho đến cách tư vấn hướng dẫn và thực thi lớp học chuẩn bị sanh nở cho thai phụ.

Không khí quầy tiếp đón
Cuộc tư vấn sức khỏe cho đối tượng thai phụ
Mông Cổ Ngày 1 tháng 6 năm 2019

Báo cáo hoạt động đợt 3 chương trình đối tác phát triển JICA

Chúng tôi đã đón nhận 19 học viên và tổ chức hoạt động tập huấn đào tạo lần thứ ba trong 4 ngày từ ngày 13 tháng 5 tại Bệnh viện Phụ sản Quốc lập 1 Mông Cổ. Trưởng khoa điều dưỡng của tập đoàn – bà Umezaki và phó khoa điều dưỡng của tập đoàn - bà Sumida không chỉ thực hiện bài trình giảng về chủ đề tập huấn đợt này là xử trí lúc chuyển dạ, mà còn vừa quan sát công việc thực tế của các nữ hộ sinh thuộc đối tượng của chương trình, vừa đưa ra lời khuyên cho họ theo hình thức hướng dẫn trực tiếp trên sàn công việc thực tế OJT. Bài giảng về đọc đánh giá CTG đã được thực hiện vào tháng 3 năm nay như là một phần của kế hoạch đào tạo của Bệnh viện Phụ sản Quốc lập 1, tuy nhiên, để kỹ thuật này đạt đến độ ổn định thì bác sĩ Ochir đã tiến hành tập huấn đào tạo bằng tình huống. Ngoài ra, về tư vấn thể dục đã đưa vào trong đợt tập huấn lần trước thì lần này thông qua bài thi viết và thi thực hành kỹ thuật, chúng tôi đã đánh giá kết quả quá trình luyện tập của học viên.

Lần này chúng tôi đã tập hợp 20 phụ nữ mang thai quá 36 tuần thuộc đối tượng của chương trình và đã có thể tiếp xúc tương tác với thai phụ bản địa lần đầu tiên. Chúng tôi đã tổ chức lớp thể dục thai sản do chị Ishihara thực hiện và lớp học chuẩn bị sanh nở sử dụng phương án tư vấn sức khỏe do học viên tự mình soạn thảo, thai phụ đã lắng nghe rất say sưa lần lượt từng đề tài rồi đưa ra những câu hỏi sinh động, lớp học đã thành công tốt đẹp.

Các học viên mặc dù khá căng thẳng trong lúc trình bày nhưng vẫn cố gắng truyền đạt những kiến thức muốn thai phụ ghi nhớ, chúng tôi đã chứng kiến hình ảnh tỏa sáng của họ khi cảm giác được tinh thần trách nhiệm của mình trong vai trò của nữ hộ sinh. Trên thực tế thì chỉ có 3 trong 5 nội dung trong phương án tư vấn đã được trình bày, nhưng trong lần tới chúng tôi dự định sẽ xây dựng phương án tư vấn cho 2 nội dung không trình bày đợt này và tổ chức lớp học chuẩn bị sanh nở. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang xem xét sẽ tổ chức lớp tập thể dục thai sản do những học viên đã thi đậu kỳ thi thực hành kỹ thuật tư vấn thể dục thực hiện. Đã gần 1 năm trôi qua kể từ khi bắt đầu dự án, tuy không thể nói là hai bên có thể hoàn toàn hiểu ý nhau, nhưng chúng tôi đã cảm nhận được sự thay đổi trong ý thức và sự hào hứng của các nữ hộ sinh thuộc đối tượng của chương trình

Không khí buổi học
Tổ chức lớp học chuẩn bị sanh nở cho thai phụ thuộc đối tượng của chương trình
Mông Cổ Ngày 18 tháng 12 năm 2018

Báo cáo hoạt động đợt 2 chương trình đối tác phát triển JICA

Trong thời gian 4 ngày từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 12, chúng tôi đã thực thi đợt tập huấn lần thứ 2 tại Bệnh viện phụ sản quốc lập 1. Hoạt động đợt này gồm, soạn thảo tiếp phương án tư vấn sức khỏe từ đợt tập huấn lần thứ nhất với chủ đề là các dạng bất thường trong thai kì (bất thường chuyển hóa đường, thai phụ bị thiếu máu, hội chứng cao huyết áp mang thai) và thể dục thai sản. Sau khi kết thúc đợt tập huấn lần thứ nhất cho đến trước khi bắt đầu đợt tập huấn lần thứ hai, chúng tôi đã họp qua Skype với các học viên bản địa (các học viên chia thành 5 nhóm đang soạn phương án tư vấn) trong quá trình tiến hành soạn thảo phương án tư vấn. Trong ngày tập huấn đầu tiên, chúng tôi đã đề nghị từng nhóm trình bày phương án tư vấn của mình, nhưng các phương án tư vấn của họ lại gần giống với cuốn sách mỏng dùng để giới nhiệu hơn là phương án tư vấn, có lẽ là do thông dịch có vấn đề nên đã không chuyển tải được ý của chúng tôi cho họ hiểu. Do đó, phụ trách hướng dẫn của chúng tôi đã khẩn cấp thực hiện bài giảng và chỉ dẫn về chủ đề "phương án tư vấn là gì", và đến ngày cuối cùng thì đã điều chỉnh được tương đối theo đúng quỹ đạo.

Sắp tới, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2019, chúng tôi sẽ đề nghị 5 nhóm soạn thảo phương án tư vấn, các nhóm đạt yêu cầu sẽ thực thi dẫn dắt tiết học mẫu và sẽ tiến hành các bước chuẩn bị cho lần đứng lớp thực sự. BS Bayasgalan giám đốc Bệnh viện phụ sản quốc lập 1 nói rằng: "Hiện chưa có cơ sở y tế nào ở Mông Cổ thực hiện tư vấn sức khỏe (đặc biệt là tư vấn dinh dưỡng) và tư vấn thể dục,... qua đợt tập huấn này, tôi kỳ vọng vào sự trưởng thành của nữ hộ sinh, nhất định họ có thể trở thành đội ngũ tiên phong cho Mông Cổ. Tôi mong hai bên trong thời gian tới nhất định sẽ tiếp tục hợp tác với nhau để triển khai tập huấn" . Chúng tôi sẽ bổ sung thêm những cải cách cho những vấn đề tồn đọng của lần tập huấn này, và để thực hiện lần tập huấn tới một cách hiệu quả, chúng tôi sẽ cùng với đối tác phụ trách ở bản địa là Bác sĩ Ochir phối hợp triển khai dự án. Lần tập huấn tới dự định sẽ thực hiện từ ngày 4 đến ngày 13 tháng 5, và lần tập huấn thứ hai này cũng dự định sẽ tiếp tục đào tạo bổ sung thêm "kỹ thuật hỗ trợ chuyển dạ".

Phần trình bày chung của nhóm
Tập luyện thể dục thai sản
Mông Cổ ngày 1 tháng 10 năm 2018

Báo cáo hoạt động Chương trình đối tác phát triển của JICA đợt 1

Ngày 17 tháng 9, tại Bệnh viện Phụ sản Quốc lập 1 đã đón chào 21 học viên tham dự. Buổi lễ khai mạc chính thức được tổ chức với sự góp mặt của đại diện Sở Y tế Ulaanbaatar (Sở Y tế UB) thuộc Bộ Y tế, đại biểu Đại học Y khoa Quốc lập Mông Cổ, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Quốc lập 1, Giám đốc Bệnh viện Quận Chingeltei và những đại biểu liên quan khác được mời dự.
Ở Mông Cổ, công việc của nữ hộ sinh bị hạn chế chứ không đa dạng như ở Nhật Bản, tuy nhiên, để khắc phục nhiều vấn đề trong chăm sóc chu sinh, cần mở rộng danh mục hoạt động của nữ hộ sinh như một phần trong chính sách quốc gia, cần thiết phải đưa vào một hệ thống giáo dục mới nhằm góp phần cải thiện chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Dự án đào tạo của Kishokai phù hợp với định hướng chính sách này, vì vậy, chúng tôi đã nhận lời đề nghị từ Bộ Y tế làm sao để tất cả nữ hộ sinh phát triển được những kỹ năng này. Chúng tôi sẽ thực hiện 6 đợt tập huấn đào tạo từ nay đến tháng 6 năm 2020. Trước hết, với sự hợp tác của nữ hộ sinh địa phương, chúng tôi tiếp tục các hoạt động đóng góp cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở đây bằng cách xem xét phụ nữ mang thai địa phương hiện đang cần gì và chúng tôi phải làm gì cho họ.

Trong đợt đầu tiên này, với từ khóa "từ lý thuyết đến thực hành" theo hình thức bài giảng + thảo luận, giảng viên gồm trưởng ban điều dưỡng Umezaki, phó ban điều dưỡng Sumida đã thực hiện 10 mục nội dung trong vòng 2 ngày rưỡi, về sự thay đổi hệ thống y tế chăm sóc bà mẹ và trẻ em ở Nhật Bản, vai trò của nữ hộ sinh, tầm quan trọng của việc tư vấn sức khỏe. Vào ngày thứ ba, dựa trên tài liệu giảng dạy và tài liệu bổ trợ đã học đến nay, học viên chia thành 5 nhóm và thực hành bài tập về các mục cần thiết khi tư vấn cho phụ nữ mang thai ở Mông Cổ và cách lập kế hoạch tư vấn. Lần này, chúng tôi chia thành các giai đoạn mang thai, sinh con, sau sinh và nuôi con để thảo luận về những điều cần nói với phụ nữ mang thai ở Mông Cổ, quyết định chủ đề cho mỗi nhóm và tạo một lịch trình cho các hoạt động. Đến đợt 2 của dự án (tháng 12), từng học viên dự định sẽ lên kế hoạch tư vấn sức khỏe cụ thể.

Bác sĩ G. Bayasgalan, Giám đốc bệnh viện (ở giữa)
và các học viên của dự án
Không khí buổi học
Mông Cổ ngày 15 tháng 5 năm 2018

Chương trình đối tác phát triển của JICA - Công tác chuẩn bị cho dự án tại Ulaanbaatar Mông Cổ

Tháng 6 năm 2018, theo khôn khổ dự án dưới hình thức hỗ trợ hợp tác kỹ thuật cơ sở của tổ chức JICA, Kishokai đã nhận kết quả trúng thầu cho gói hồ sơ đã nộp về "Dự án nâng cao trình độ hộ sinh và tăng cường năng lực quản lý sức khỏe cho thai phụ tại Mông Cổ", trong vòng 2 năm từ năm 2018 đến năm 2020, Kishokai quyết định liên kết với Bệnh viện Phụ sản Quốc gia số 1, tiến hành cải thiện kỹ năng hộ sinh theo nội dung hợp tác của dự án.
Chúng tôi đã cử nữ hộ sinh và nhân viên y tế của Kishokai đến làm việc với các nữ hộ sinh địa phương tại bệnh viện tuyến dưới và trung tâm chăm sóc sức khỏe gia đình trong thành phố thủ đô Ulaanbaatar, lên kế hoạch đào tạo theo chương trình bao gồm hướng dẫn kỹ thuật và hướng dẫn về dinh dưỡng.

Mông Cổ ngày 20 tháng 12 năm 2017

Báo cáo hoạt động của Chương trình đối tác phát triển của JICA

Trong năm ngày từ ngày 11 tháng 12 đến ngày 15 tháng 12 năm nay, chúng tôi đã đến thăm Bệnh viện Phụ sản Quốc gia số 1 là đối tác của dự án này, thăm bệnh viện vùng Tingeltai là bệnh viện hợp tác, và thăm Trung tâm Y tế Bảo hiểm Gia đình Tanitigel. Chúng tôi đã giải thích ngắn gọn về các hoạt động của dự án JICA cho các bên liên quan, lên kế hoạch hành động, vv, và thực hiện công tác chuẩn bị để bắt đầu dự án. Trong dự án này, "nữ hộ sinh và y tá được lựa chọn cho dự án sẽ là đối tượng được trang bị kiến thức liên quan đến chương trình quản lý sức khỏe thai kỳ (gồm chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, tác hại của việc uống rượu và hút thuốc lá, các bệnh đặc trưng của thời kỳ mang thai, vv), để từ đó có thể trực tiếp tư vấn phù hợp cho thai phụ. Chúng tôi sẽ liên tục hỗ trợ để các nữ hộ sinh và y tá là đối tượng đào tạo của dự án có thể hiểu sâu sắc về chương trình quản lý sức khỏe cho phụ nữ mang thai, học được cách ứng dụng để từ đó có thể hướng dẫn cho thai phụ trên thực tế.

Mông Cổ ngày 1 tháng 11 năm 2017

Kishokai nhận quyết định trúng thầu Chương trình đối tác phát triển của JICA

Trong năm 2017, dự án hỗ trợ đào tạo nhân lực đầu tiên của JICA duyệt thông qua "Dự án nâng cao trình độ hộ sinh và tăng cường năng lực quản lý sức khỏe cho thai phụ tại Mông Cổ " mà Kishokai đã nộp hồ sơ đấu thầu. Dự án này nhằm mục đích "nâng cao kiến thức và kỹ năng hộ sinh của nữ hộ sinh và y tá địa phương, cải thiện khả năng hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai", trong đó nhóm nữ hộ sinh của Kishokai có nhiệm vụ hướng dẫn cho nữ hộ sinh và y tá địa phương. Ngoài ra, bằng việc định kỳ mở các lớp tư vấn ngoại trú và hướng dẫn làm mẹ do nữ hộ sinh tổ chức, phụ nữ mang thai sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý sức khỏe trong suốt thai kỳ và có thể tự quản lý sức khỏe của bản thân, vì vậy thông qua các hoạt động giác ngộ và hướng dẫn cho thai phụ, chúng tôi mong có thể nâng cao ý thức quản lý chăm sóc sức khỏe của họ.
Chúng tôi sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc ký kết hợp đồng vào cuối tháng Ba năm tới, và bắt đầu từ tháng Tư chúng tôi dự định sẽ thực hiện dự án trong khoảng một năm rưỡi.

Trưởng ban y tá điều dưỡng của Kishokai (thứ 2 từ trái sang)
và nhân viên y tế bản địa
Mông Cổ ngày 10 tháng 6 năm 2017

Ký biên bản ghi nhớ với Bệnh viện chuyên khoa vô sinh hiếm muộn Hàn Quốc

Bệnh viện Creation & Love Women’s Hospital (CLWH) nơi BS Choi làm giám đốc điều hành là bệnh viện chuyên khoa hỗ trợ sinh sản có trụ sở tại Gwangju Hàn Quốc, có chiến lược mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ y tế ra nước ngoài bắt đầu từ Mông Cổ. Vào tháng Hai năm nay, bệnh viện này đã mở một trung tâm điều trị hiếm muộn ở nước ngoài đầu tiên tại Mông Cổ, và hiện tại, đang tiếp tục tích cực xúc tiến thành lập những cơ sở tiếp theo tại các nước như Nepal. Giám đốc Choi và Kishokai hiện thường xuyên trao đổi thông tin về thực trạng ngành chăm sóc y tế ở nước ngoài từ trước đến nay, và trước tình hình nhu cầu điều trị hiếm muộn ngày càng cao tại các nước mà bệnh viện đang dự định đầu tư mở rộng như Việt Nam và các nước Đông Nam Á, ngày 1 tháng Sáu, hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ với nội dung lấy Mông Cổ làm đầu cầu để hợp tác phát triển y tế ra các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả hoạt động trao đổi nguồn nhân lực. Sau khi ký kết biên bản ghi nhớ, giám đốc Choi và các bác sỹ chuyên về điều trị vô sinh hiếm muộn của Kishokai đã tổ chức những buổi trao đổi ý kiến về phương pháp điều trị hiếm muộn đang được áp dụng tại Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như các thách thức và triển vọng của lĩnh vực này trong tương lai .

Ký biên bản ghi nhớ với Giám đốc bệnh viện (CLWH) BS Choi
Mông Cổ ngày 20 tháng 3 năm 2017

Cuộc gặp của TS.BS Yamashita Chủ tịch Tập đoàn y tế Kishokai với Bộ trưởng Bộ Y tế

Ngày 16 tháng 3 (thứ năm) Chủ tịch Kishokai – BS Yamashita đã đến thăm Bộ Y tế Mông Cổ, gặp Bộ trưởng Tsoggetsceg và trao đổi quan điểm về cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Mông Cổ.
Bộ trưởng nói: "Tỷ lệ tử vong mẹ đã từng có dấu hiệu cải thiện thì năm vừa qua lại có xu hướng tăng. Đặc biệt lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em là vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu, do đó Mông Cổ hiện đang cần kỹ thuật công nghệ y khoa tiên tiến cùng bề dày kinh nghiệm sâu rộng trong dịch vụ chăm sóc chu sinh của Kishokai. Vừa đúng lúc Kishokai đang xem xét khả năng mở rộng y tế sang Mông Cổ, sự hợp tác với Kishokai chắc chắn sẽ đóng góp cho nỗ lực cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Mông Cổ.” Bước đầu tiên là yêu cầu hợp tác đào tạo cho các bác sĩ và nữ hộ sinh Mông Cổ.
Trong thời gian tới, Kishokai sẽ nhìn xa hơn theo hướng mở bệnh viện ở Mông Cổ, hợp tác với Bộ Y tế hoặc với các bệnh viện trực thuộc bộ Y tế để nắm bắt chính xác các vấn đề phải đối mặt và nhu cầu cần đáp ứng, để từ đó chủ động hành động nhằm góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc chu sinh.

Chủ tịch Yamashita và Bộ trưởng Bộ y tế Mông Cổ
Mông Cổ ngày 13 tháng 10, 2016

Gặp gỡ Thủ tướng Erdenebat (tại Tokyo)

Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ khi trở thành Thủ tướng vào tháng 7 năm 2016, Thủ tướng Erdenebat đã tới thăm Nhật Bản trong ba ngày từ ngày 12 tháng 10 đến ngày 14 tháng 10. Giám đốc điều hành của chúng tôi, Tiến sĩ Mamoru Yamashita, tiếp tục chuyến thăm Mông Cổ vào tháng 9 trước đó, đã gặp lại Thủ tướng để chào hỏi và báo cáo về các hoạt động của chúng tôi.
Mục đích chuyến thăm của Thủ tướng là nhằm tăng cường thương mại và quan hệ kinh tế giữa Mông Cổ và Nhật Bản trong tương lai sau khi Hiệp định Hợp tác Kinh tế giữa hai nước được ký kết vào tháng 6, và ngài đến Nhật Bản để thực hiện sứ mệnh kinh tế cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Mông Cổ. Kishokai đã gặp một số nhà lãnh đạo - đối tác tiềm năng cho kế hoạch phát triển kinh doanh của chúng tôi tại Mông Cổ và trao đổi ý kiến về khả năng hợp tác trong tương lai.

Mông Cổ ngày 23 tháng 9, 2016

Gặp gỡ Thủ trưởng Cơ quan Phát triển Quốc gia

Vào ngày 23 tháng 9, Giám đốc điều hành Mamoru Yamashita đã gặp ngài Bayarsaikhan, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc gia, và trao đổi ý kiến về kế hoạch phát triển chăm sóc chu sinh tại Mông Cổ của Kishokai.
Ông Bayarsaikhan cho rằng số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ sinh sản ở Ulaanbaatar không đủ, họ đang xem xét một khung pháp lý mới nhằm tạo ra một môi trường dễ dàng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực y tế. Ông cũng cho biết, sẽ sẵn sàng hỗ trợ sâu rộng khi Kishokai đầu tư vào Mông Cổ.

Cơ quan Phát triển Quốc gia
Mông Cổ ngày 29 tháng 8, 2016

Gặp gỡ Thủ tướng Erdenebat (tại Ulaanbaatar)

Trong chuyến đi Mông Cổ từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 8 năm 2016, Kishokai đã có cơ hội gặp Thủ tướng Erdenebat mới, người vừa nhận chức từ tháng 7 cùng năm. Giám đốc điều hành của chúng tôi, tiến sĩ Mamoru Yamashita, đã bày tỏ với Thủ tướng rằng Kishokai mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành chăm sóc chu sinh Mông Cổ và báo cáo về việc bắt đầu cuộc khảo sát chính thức về khả năng xuất khẩu dịch vụ chăm sóc chu sinh kiểu Nhật Bản tại Mông Cổ. Trước đó, Thủ tướng nhấn mạnh rằng sức khoẻ bà mẹ - trẻ em là một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tại Mông Cổ và chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa cho nỗ lực của Kishokai để dự án có ý nghĩa lớn đối với lợi ích của người Mông Cổ này được thực hiện.

Thủ tướng Jargaltulgyn Erdenebat
Mông Cổ ngày 10 tháng 4, 2016

Hiệp định Hợp tác về Đào tạo Nhân lực Y tế

Với mong muốn xúc tiến dịch vụ chăm sóc chu sinh tại Mông Cổ trong tương lai, Kishokai đã ký kết Biên bản Ghi nhớ với nhiều cơ quan chính phủ về đào tạo nguồn nhân lực y tế sản khoa.
Chúng tôi đã ký một bản thỏa thuận hợp tác với Đại học Y khoa Quốc gia Mông Cổ - trường đào tạo y khoa quốc gia duy nhất tại Mông Cổ, với nội dung hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế sản khoa, tập trung đưa nhân viên y tế địa phương sang đào tạo tại Nhật Bản, đồng thời, các bác sĩ và nữ hộ sinh Nhật Bản sẽ được cử đến Mông Cổ để hướng dẫn kỹ thuật. Chúng tôi cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác với Sở Y tế Thành phố Ulaanbaatar về đào tạo nhân lực y tế, phục vụ cho dự án đầu tư của chúng tôi trong tương lai. Một thỏa thuận khác về hợp tác với Trung tâm An toàn và Sức khoẻ Lao động, thuộc Bộ Lao động, về đào tạo nguồn nhân lực và tuyển dụng lao động cũng đã được ký kết.
Trong tương lai, chúng tôi dự định sẽ thực hiện các kế hoạch và chương trình cụ thể liên quan đến thoả thuận đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế sản khoa với một số cơ quan chính phủ khác có triển vọng cho việc mở rộng dịch vụ y tế chu sinh của chúng tôi sau bước hợp tác này với Mông Cổ.

Ký kết Biên bản Ghi nhớ với Trưởng khoa Batbataar thuộc
Đại học Y khoa Quốc gia Mông Cổ
Ký kết Biên bản Ghi nhớ với Bộ Lao động Mông Cổ
Việt Nam Mông Cổ Campuchia Lào Rwanda Myanmar Bangladesh